Kết quả 1 đến 10 của 89

Chủ đề: Cẩm Y Vệ - Lịch sử trinh thám

Threaded View

  1. #14
    Điều hành nhóm dịch
    Ngày tham gia
    Sep 2013
    Bài viết
    4,078
    Thanks
    1
    Thanked 5,555 Times in 2,550 Posts
    Cẩm y vệ
    Tác giả: Miêu Khiêu

    Chương 19: Cốt cách thanh kỳ.
    Nhóm dịch: Du Hiệp
    Biên tập: thienthucac.com
    Nguồn truyện: qidian


    Ban đêm trời đổ một cơn mưa to khiến cho không khí trở nên mát mẻ trong lành. Sáng sớm vầng thái dương xuất hiện mang tới một làn hơi ấm. Nhân lúc còn chưa nóng, mọi người tới chợ nam Kỳ Châu buôn bán ầm ĩ.

    Người đàn ông ngư dân cởi trần cầm một xâu cá tươi:

    - Cá tươi mới đánh dưới sông đây. Cá trắm cỏ mập, cá chép con đem hấp cho dù thần tiên cũng phải say.

    Ông chủ cửa hàng thị họ Lục vốn béo tốt mặc áo chẽn để hở ngực lộ cả lông đen. Y vung hai con dao róc xương như máy xay gió chẳng khác nào hung thần ác sát. Nhưng ai cũng biết ông chủ Lục rất dễ nói chuyện. Người mua thịt của y, mười lạng là mười lạng. Gặp khách quen còn thêm chút xương.

    Trương Đại Lang trồng rau ở thành Tây cũng quẩy gánh mang rau hẹ xanh mướt, rau xanh còn đọng sương sớm.

    Phía Bắc của kỳ Châu giáp với núi Kỳ Lân, vương phủ được đặt ở đây. Thành đông có ngõ Dương Liễu, lầu Quản Huyền. Thành Tây thì có nhà cửa của phú thương. Tuy nhiên nếu nói tất cả những ồn ào của Kỳ châu thì lại tập trung trong cái chợ ở thành Nam.

    Những năm đầu Vạn Lịch mặc dù không phải thời đại trị nhưng cũng được ca ngợi là thái bình.

    Điều duy nhất khiến cho mọi người lấy làm lạ đó là đứa con của ông chủ Lục bán thịt vốn là niềm hãnh diện của lão, được coi như là đệ tử của Thần y lại luôn nhăn nhó mặt mày.

    Lục Viễn Chí đi với Tần Lâm uống rượu mình Ngưu đại lực mới nhậm chức hơi bận tâm nhìn vị bằng hữu đi cạnh.

    Bất kể Tần Lâm mang phong thái như đã đoán trước khiến cho người ta cảm thấy tin tưởng nhưng từ khi bước vào trong cái điếm này, hắn vẫn trầm mặc cho tới bây giờ, thậm chí còn thể hiện một sự thất vọng buồn chán khiến cho Lục Viễn Chí vẫn luôn sáng sủa lạc quan cũng phải sa sút tinh thần.

    - Hay là cái điếm này có quỷ khiến cho Tần ca trúng tà? _ Lục Viễn Chí chớp mắt tự hỏi.

    Tần Lâm thở một tiếng thật dài rồi nhíu mày.

    Người ta phú quý có cái thú trước khi lấy vợ chính thường nạp mấy tiểu thiếp là chuyện thường xảy ra vào thời đại này. Địa vị của đám tiểu thiếp đó rất thấp, tương lai sau khi vợ chính vào cửa thì còn chịu uất ức tủi nhục chẳng khác nô tì là mấy. Nếu chẳng phải nghèo tới mức không có đường đi thì cho dù là dân chúng cũng chẳng muốn đẩy con gái vào hố lửa.

    Mặc dù Lý Kiến Trung xuất thân cử nhân, tương lai không sáng thì cũng là một tri huyện, chưa nói Lý Thì Trân yêu cháu gái tới mức nào, tương lai cho dù ra sao thì cũng phải để Thanh Đại làm vợ chính của người ta.

    Hoàng Liên Tổ dám bảo để Thanh Đại làm thiếp cho y đúng là sỉ nhục người khác. Lý Thì Trân tức tới mức run rẩy trở mặt, ngay tại chỗ đuổi khách.

    Hôm qua, khi mấy người Tần Lâm trở lại y quán, Hoàng Liên Tổ đã đi rồi, nếu không thần Tần Lâm cũng muốn dậy dỗ cho thằng nhãi đó một bài học.

    Vốn Tần Lâm nghĩ nếu Lý Thì Trân cương quyết từ chối yêu cầu của Hoàng Liên Tổ, họ Lý lại nổi danh thần y, phụ thân của Thanh Đại còn là tri huyện Bồng Khê ở Tứ Xuyên như vậy chẳng lẽ Hoàng Liên Tổ dám cướp dâu?

    Các sư huynh đệ trong y quán lo lắng làm thay đổi cách suy nghĩ của Tần Lâm. Dưới dư luận và pháp luật thì Hoàng Liên Tổ không dám công khai cưỡng đoạt dân nữ nhưng nếu y có ý xấu cũng khó bảo đảm sau này không gây khó dễ cho Y quán.

    Tục ngữ nói không sợ kẻ trộm lấy đồ chỉ sợ chúng để bụng. Hoàng Liên Tổ có thân phận tổng kỳ Cẩm Y vệ, còn có tỷ tỷ là trắc phi Kinh vương làm chỗ dựa thì có gì không làm được? Tương lai, y quán có hơn nửa là phải rời khỏi đây.

    Tần Lâm nghe thấy vậy thì nổi giận. Y cũng biết quyền lực của quan phủ thời đại này rất to, có thể nói là "tri huyện phá nhà, diệt gia là tri phủ". Dân chúng bình thường không dám chống lại quan phủ vì vậy mà hắn mới giúp đỡ Ngưu Đại Lực... Hắn có ân cứu mạng mẫu thân của y, tương lai nếu muốn làm chút chuyện ở Kỳ châu có Ngưu đại lực giúp cũng đỡ.

    Nhưng nha dịch thì nhiều lắm chỉ có thể kiềm chế đám lưu manh chứ không có tác dụng đối với loại người như Hoàng Liên Tổ. Luận võ công, Ngưu Đại Lực chỉ cần một tát cũng khiến cho y sống dở chết dở. Nhưng người ta mặc trang phục phi ngư của Tổng kỳ Cẩm Y vệ, có người dân nào dám đánh với quân của thiên tử? Như vậy có khác nào tự vác tội mưu phản?

    Muốn trị Hoàng Liên Tổ còn phải nể mặt quan lớn... Càng ngày Tần Lâm càng khát vọng được làm quan. Sống ở thời đại này chỉ có làm quan, làm quan thật to mới có được danh dự và nhân cách, mới bảo vệ được người bên cạnh.

    Con đường nhỏ bước vào quan lại của triều Đại Minh chính là thi cử. Chịu khó học tâm bắt đầu từ Tam Tự kinh, tứ thư ngũ kinh sau đó thi đậu tú tài vào phủ châu học, thi Hương đậu cử nhân, thi Hội đậu cống sĩ, thi Đình đậu tiến sĩ. Được tiến sĩ chẳng khác nào cá vượt vũ môn, ba năm trong thì Hàn lâm, ngoài thì Cấp sự, ngự sử. Có đi hướng khác thì cũng là Cửu Khanh, vào điện học sĩ. Ra ngoài chính là tuần phủ, Tổng đốc chẳng khác nào lên tới tận mây xanh.

    Còn nếu đi theo con đường lớn, Tần Lâm muốn để ý tới con đường này. Đương triều quản lý Giang Lang là Trương Cư Chính, đừng nói là Thiên hộ Cẩm Y vệ, Trắc phi Kinh vương, cho dù là chỉ huy sứ Cẩm Y vệ, vương gia các nơi chỉ cần gặp ông ta thì cái rắm cũng phải chọn chỗ mà đánh, không còn đâu uy phong, quyền bính.

    Hắn chưa từng nghĩ đi theo con đường đọc sách rồi đỗ cử nhân, tiến sĩ. Chưa nói thư pháp cần phải đẹp, chuyện văn vẻ, sử dụng điển cố điển tích để tăng khí thế có lẽ việc dạy dỗ của đời sau không thể nào bằng được.

    Còn về bản thân Tần Lâm thì có rất nhiều chữ lạ không biết....

    Hắn cũng chẳng có cách nào cả. Học sinh đời sau phải học hơn mười môn học, phải rèn luyện thể dục, còn chơi game, lên mạng... Thư sinh thời cổ thì mười năm chỉ biết đọc sách. Cho dù đời sau có đánh giá văn cổ xơ cứng, đầy gông cùm xiềng xích thế nào thì cũng phải thừa nhận ở triều Đại Minh, các thư sinh đúng là viết văn rất tốt, thậm chí còn nói là hơn người.

    Ông trời ơi. Tại sao các vị tiền bối vượt thời gian chỉ cần dựa vào vài câu văn của đời sau mà tung hoành khoa trường, thuận lợi làm Thám hoa, Trạng Nguyên. Thời xưa chỉ cần thi Hương, thi Hôi, thi Đình là có đầy giải nguyên, Hội nguyên, Trạng nguyên. Nhưng tới lão tử tới chữ còn không nhận ra là sao?

    Tần Lâm chỉ muốn chỉ lên mặt trời mà mắng. Ngón tay hắn giơ lên được một nửa mới chợt nhớ ra bây giờ cũng không được chửi loạn lão trời nếu không cẩn thận bị quan phủ bắt. Y đành phải tức giận mà rụt tay về.

    Lục Viễn Chí ở bên cạnh vẫn quan sát sắc mặt Tần Lâm thấy gương mặt của hắn thay đổi liên tục thì nắm tay cũng toát mồ hôi. Bất chợt tên béo há miệng nói to:

    - Đậu hũ Tây Thi! Tần ca! Bọn họ nói đậu hũ Tây Thi ở phía trước. Huynh chẳng hỏi đó sao.

    Mấy ngày trước, các sư huynh đệ hay nói đùa nhắc tới Tây Thi đậu hũ khiến cho Tần Lâm tò mò. Tuy nhiên mỗi người đều cười cười nói Tây Thi đậu hũ có nhan sắc chim sa cá lặn. Vì vậy mà đánh trúng vào lòng hiếu kỳ của hắn muốn đi xem.

    Nhưng nhìn theo ngón tay của Lục Viễn Chí thì đó làm gì có Tây Thi đậu hũ? Chỉ có một lão bà tóc bạc da mồi đang ngồi ở quán đậu hũ. Nếp nhăn trên mặt bà ta có khi dùng làm bàn chải chà quần áo được.

    Tần Lâm ngẩn người, trợn mắt nhìn quanh nhưng không thấy gì. Một lúc sau, hắn mới cười khổ, nói:

    - Chẳng thấy Tây Thi đậu hũ đâu cả...hay là, các ngươi nói tới lão bà kia?

    Lục Viễn Chí cười ôm bụng nói:

    - Đúng vậy. Năm mươi năm trước bà ấy được gọi là Tây Thi đậu hũ. Khi đó đúng là bà ấy có nhan sắc chim sa cá lặn. Lão Hồ ở hậu viện y quán chúng ta thích bà ấy đã năm mươi năm.

    Tần Lâm nghe thấy vậy thì không cười nổi. Mất một lúc hắn mới nghe Lục Viễn Chí nói Tây Thi đậu hũ vừa mới lấy chồng đã phải thủ tiết... Điều làm cho người ta khâm phục đó là bà ấy dựa vào quán đậu hủ nhỏ chăm sóc nhà mẹ đẻ và nhà chồng cho tới khi họ lâm chung.

    Nếu nói năm mươi năm trước bà xứng với cái tên Tây Thi đậu hũ thì năm mươi năm sau đối với người trẻ tuổi nó lại biến thành một sự đùa vui.

    Tần Lâm đột nhiên nảy ra một ý: Tục ngữ nói trước cửa góa phụ nhiều thị phi, Tây Thi đậu hũ thủ tiết vì chồng, vì nuôi bốn lão nhân trong nhà mà phải ra ngoài kiếm sống, sự gian khổ đúng là khó có thể tưởng tượng. Đối với bà ấy như vậy, bản thân mình là nam nhi muốn đi vào quan trường kiến công lập nghiệp thì có gì khó?

    Phù! Tần Lâm ngửa mặt lên trời thở một cái rồi cười nói với Lục Viễn Chí:

    - Đi nhanh lên. Chúng ta xem ai nhanh hơn?

    Lục Viễn Chí nở nụ cười. Y có thể thấy trên mặt vị bằng hữu của mình có một thứ khí thế chưa bao giờ xuất hiện giống như đang tỏa sáng, dường như không có gì khó ngăn cản được hắn thực hiện mục tiêu của mình.

    ....

    Bạch Liên giáo bị triều đình xóa sổ giúp cho Kinh Hồ trở lại yên bình, cửa thành không còn trạm kiểm soát. Hai sư huynh đệ nhanh chóng ra khỏi thanh đi theo con đường lớn vượt qua bảy, tám dặm tới thôn Loan.

    Thời tiết nóng bức, thấy ven đường có quán trà nhỏ, cả hai ngồi vào uống bát trà mát. Tần Lâm cũng không thiếu tiền. Trong quán trà có bán trứng gà luộc và bánh nướng nên hắn bỏ ra mấy đồng mua rồi cùng ăn với Lục Viễn Chí.

    Đi đường xa nên cả hai cùng đói bụng. Hỏi đường, người ta chỉ còn cách thôn Xóa Loan chừng ba dặm. Nhìn giờ thấy còn cách thời gian bữa tiệc một chút nên bọn họ ngồi ăn.

    Trà mát không nói nhưng trứng gà luộc lại rất ngon, bóc vỏ mùi thơm tỏa ra xung quanh.

    - Tiểu thí chủ cho bần đạo hỏi một chút.

    Một âm thanh rất to vang lên sau lưng hai người.

    Cả hai quay lại thì thấy một vị đạo sĩ đội mũ vàng có vóc dáng cao lớn với bộ râu bạc trắng. Hai đôi mày kiếm trên gương mặt khiến cho lão có một sự uy nghiêm.

    Chỉ tiếng mặc dù gương mặt của người đó rất anh tuấn nhưng ngũ quan có một vài vị trí như không được chính xác lắm. Khoảng cách giữa hai con mắt quá gần, lông mi thì lại tách ra. Cái miệng ngậm thì bình thường nhưng há mồm lại... Nói tóm lại vốn nhìn y chẳng khác nào Lữ Động Tân tái thế nhưng bị mấy thứ đó lại khiến cho người ta cảm thấy buồn cười.

    Phía sau lão còn có một hai gã đạo sĩ chừng hai mươi tuổi, một mặc đạo bào màu xanh còn một màu vàng. Tuy nhiên nếu chú ý thì có thể thấy trên trang phục có một vài chỗ bị rách nhưng được vá lại cẩn thận.

    Thấy sắc mặt kinh ngạc của Tần Lâm và Lục Viễn Chí, lão đạo sĩ cười nói:

    - Vô lượng thọ phật. Hai thí chủ có cốt cách rất lạ...
    Last edited by Ngân Hàng; 24-10-2016 at 07:29 PM.

  2. The Following 2 Users Say Thank You to Hany For This Useful Post:

    hagiao2011 (04-02-2014), vniso (24-10-2016)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình