Trích dẫn Gửi bởi Sâm Tu Xem bài viết
theo kinh nghiệm dịch dọt của mình, tổng kết lại thì sẽ có 3 trường hợp nên dùng từ Hán việt như sau:

T1: Tên riêng;

T2: Một số từ ngữ trang trọng hoặc hào hùng

T3: không có nghĩa tương đương trong tiếng Việt hoặc việc diễn giải tường minh sẽ cho ra một cụm quá dài

và tất nhiên từ thuần việt thực chất cũng là một từ thuộc hệ thống ngôn ngữ việt nam (từ hán việt được cấc tạo bằng bẳng chữ cái việt nên bọn tung cửa đâu có dùng từ hán việt), vì thế nó phả được dùng đúng y như từ thuần việt, đặt trong câu phải tuân thủ cú pháp VN

từ tất nhiên, dĩ nhiên, đựơng nhiên mình thường hiêu theo nghĩa là: nó là một tiên đề luôn đúng, k cần chứng minh... và bản thân mấy từ đó đã thể hiện ra ý đó rồi nên có thể để nguyên hoặc thay thế. Còn từ tự nhiên thì phải phân theo văn cảnh mà xem xét, tự nhiên có thể hiểu theo nghĩa của mấy cây trên khi bàn luận về một vấn đề chắc chắn.... còn hiểu theo nghĩa gắn liền với thiên nhiên (cụm từ: thế giới tự nhiên, thiên nhiên tự nhiên, vật chất tự nhiên ....) thì gắn với ngữ cảnh khi đang miêu tả thiên nhiên, những cái do tạo hóa sinh ra mà con người chưa cải tạo ... vì thế dịch phải tùy thuộc vào khả năng phán xét của người dịch mới có thể xác định được nên đặt từ đó trong câu sao cho đúng nghãi đúng cấu trúc...


còn vê tên các lọa bảo vật công pháp môn hộ.... thì nên để nguyên hán việt và nhớ viết hoa. bạn trên kia hỏi nên để là cửu trùng thiên hơn hay chín tầng hơn, the ý kiến của mình thì hãy để là cửu trùng thiên, bởi vì tác giả coi "trùng thiên" như là đơn vị đo cấp bậc cảnh giới giống như mấy đơn vị vật lý: j, w, m, km..... Sẽ có tác giả thích dùng là trùng thiên, tầng, ngưu lực, mã lực, .... cái này thì nên thống nhất trước khi dịch đi

còn về tên địa danh như núi, sông, đất nước.... thì chúng ta nên lật lại một số bản dịch kinh điển của các tác phẩm kinh điển của các cụ như Phan Kế Bính (với siêu phẩm Tam Quốc) hay cụ Hàn Giang Nhạn (với các tác phẩm kiếm hiệp của Kim Dung)... sẽ thấy rất rõ ràng các cụ dùng những từ như: đường Hoa Dung, Hồ Động Đình, núi Nga Mi, núi Võ Đang... thay vì những cụm từ như Hoa Dung đạo, Động Đình Hô, Nga Mi Sơn, Võ Đang sơn... Tất nhiên cũng sẽ có những bạn hỏi rằng trong mấy bộ tr KD vẫn có Tung Sơn, Hoa Sơn, .... xin thưa Hoa Sơn, Tung Sơn... đều là danh từ riêng "Sơn" ở đây k có ý chỉ núi mà là tên của núi, vấn đề lại quay trở lại cách xác định từ của tác giả, và lại lập vòng.

Nhân tiện đây mình cũng có lời muốn nói, cụ Hàn Giang Nhạn khi dịch truyện của KD thì vẫn hay dùng những từ như: huynh, đệ, ca, muội... nhưng xa hơn một chút cụ Phan kế Bình thì k như vậy cụ vẫn xưng anh, tôi, anh hai, anh ba... thiết nghĩ thì cách xưng hô thuần việt là đúng hơn, hãy đọc bài dưới đây để hiểu vì sao.


http://petrotimes.vn/news/vn/hoc-gia...-thoi-xua.html


Mấy ý kiến cá nhân, thân!
Có ý kiến cá nhân là rất thích bạn khi dẫn link này. Hihi.