+ Trả lời Chủ đề
Trang 1 của 14 1 2 3 11 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 135

Chủ đề: Thảo luận Linh Vực - tg Nghịch Thương Thiên

Hybrid View

  1. #1
    Super Moderator
    Ngày tham gia
    Sep 2013
    Bài viết
    1,895
    Thanks
    1,079
    Thanked 626 Times in 480 Posts

    Thảo luận Linh Vực - tg Nghịch Thương Thiên

    Mời các bác vào đây góp ý cho bộ truyện Linh Vực của tác giả Nghịch Thương Thiên nhé!

    Nhóm dịch Linh Vực hy vọng sẽ làm các VIP hài lòng cả về số lượng và chất lượng...

  2. #2
    Dịch Giả Fuyu's Avatar
    Ngày tham gia
    Oct 2013
    Bài viết
    472
    Thanks
    12
    Thanked 1,472 Times in 411 Posts
    Nhân có vụ ý kiến về từ Hán Việt, vào đây nói khỏi mail cho mất công mình cũng muốn xem ý kiến của những bạn khác để học hửi nữa

    Mình đồng ý là nên giảm thiểu lượng từ Hán Việt trong truyện đi, thật ra khi dịch mình cũng rất chú trọng cái này, mình ưu tiên cách dịch sao cho dễ hiểu để độc giả đọc thấy thuận tai, "Việt Nam" nhất có thể. Chẳng hạn như mấy từ Hán Việt "cuồng bạo", "lôi đình",... mình ít khi để nguyên gốc Hán Việt mà chuyển sang từ khác (có lúc lười suy nghĩ lại vũ như cẩn )

    Cũng có một số từ Hán Việt tuyệt đối không thể giữ nguyên như: "tự nhiên" (đặt sau chủ ngữ), "phương tiện",v.v... vì nghĩa về mặt chữ của tiếng Việt mấy từ này nghĩa hoàn toàn chẳng liên quan gì đến từ Hán Việt. Ví dụ:
    一看有了一丝存活的希望, 自然不敢迟疑
    (Nhất khán hữu liễu nhất ti tồn hoạt đích hi vọng, tự nhiên bất cảm trì nghi)
    nếu suy nghĩ theo tiếng Việt, sẽ thấy "tự nhiên" này mang nghĩa "dĩ nhiên", "đương nhiên", còn "tự nhiên" trong tiếng Việt mình đa phần là chỉ về những cái không nhân tạo, hoặc làm trạng ngữ theo nghĩa "thình lình", "chợt".

    Nhưng còn về tên cảnh giới, cấp bậc, thế lực, địa danh, chiêu thức... mình nghĩ là nên giữ nguyên.
    "phủ Toái Băng" và "Toái Băng Phủ" cái nào thuận tai hơn? Phản vấn tẹo, "Tinh Vân Các" cũng là một cái tên tương tự, nhưng sao vẫn giữ nguyên còn Toái Băng Phủ thì đảo lại?
    Cửu Trùng Thiên và "cấp chín", cái nào hay hơn? Và theo mình nghĩ thì cách đọc chín số tự nhiên bằng Hán Việt hầu hết mọi người đều biết, không phải giải thích cửu là 9, và đọc vào ngữ cảnh, sẽ biết đó là cấp bậc, còn với ai chưa đọc Tiên hiệp bao giờ, qua 1, 2 chap sẽ hiểu (như mình hồi mới dịch cũng ù ù cạc cạc )
    Hơn nữa, cách đặt tên cấp bậc ở mỗi bộ truyện không giống nhau (trừ con số ), mình thấy vẫn nên giữ lại vì đó sáng tạo của tác giả, tôn trọng bản quyện

    Còn gì nữa quên rồi... Cảm ơn mọi người đã đọc =)

    P/S: Sao không để topic bàn luận truyện chung box với box của truyện nhỉ? Sau này khi nhiều đầu truyện rồi thì box bình luận này sẽ đầy các topic của đủ các đầu truyện luôn, vậy thì loãng lắm

  3. The Following User Says Thank You to Fuyu For This Useful Post:

    Chí Thăng (18-10-2013)

  4. #3
    Phong Nguyệt
    Guest
    Mình chỉ trả lời được hai câu thôi, vì mình ù cạc cả tiếng trung lẫn truyện tiên hiệp:

    - Vụ Tinh Vân Các mình nghĩ nó là một tổ chức, và nó là tên riêng, chữ các đi liền chứ k phải chữ các danh từ chung, giống như Thiên Thư Các này này, còn phủ Toái Băng mình trộm nghĩ chữ phủ này là danh từ chung, chỉ có một Tinh Vân Các nhưng có lẽ sẽ có nhiều phủ, nên từ phủ này mình chuyển ra trước và không viết hoa.
    Có lẽ mình đã bị gò bó bởi thói quen hành văn của một BTV tiếng Việt, mọi ng cứ tiếp tục đóng góp, trong quá trình biên mình sẽ điều chỉnh. Cám ơn nhiều!

    - Vì sao k để box thảo luận chung như thường thấy? TTC quản lý đầu truyện và nhóm dịch bằng máy, cập nhật hàng phút dịch giả nào dịch bao nhiêu chương nhóm nào post bao nhiêu chương, thay vì báo cáo bằng tay các nhóm sẽ không phải lo vụ này nữa, tháng sau có thống kê tháng trước, bạn có thể xem ở trang chủ

    vì thế, 4r tách các khu vực spam khỏi khu vực post truyện thu phí, tránh lẫn giữa post spam và post truyện, ảnh hướng đến sự chính xác và minh bạch của công tác thi đua khen thưởng, hihi

    để khắc phục sự bất tiện này, cuối mỗi chương đều có link dẫn đến topic thảo luận, chỉ cần click chuột là tới liền

    ps: còn giữ nguyên hán việt thất trùng thiên, ngũ phẩm hay dịch sang việt thì xin nhường lời lại cho ng có kinh nghiệm dịch và biên thể loại này.

    mọi ng tiếp tục đóng góp ý kiến nha, dịch truyện - ở góc độ nào đó cũng là văn học, văn mình vợ người, tìm được tiếng nói chung vốn không dễ mừ.
    Last edited by Phong Nguyệt; 17-10-2013 at 11:33 PM.

  5. The Following User Says Thank You to Phong Nguyệt For This Useful Post:

    Fuyu (19-10-2013)

  6. #4
    Sâm Tu
    Guest
    theo kinh nghiệm dịch dọt của mình, tổng kết lại thì sẽ có 3 trường hợp nên dùng từ Hán việt như sau:

    T1: Tên riêng;

    T2: Một số từ ngữ trang trọng hoặc hào hùng

    T3: không có nghĩa tương đương trong tiếng Việt hoặc việc diễn giải tường minh sẽ cho ra một cụm quá dài

    và tất nhiên từ thuần việt thực chất cũng là một từ thuộc hệ thống ngôn ngữ việt nam (từ hán việt được cấc tạo bằng bẳng chữ cái việt nên bọn tung cửa đâu có dùng từ hán việt), vì thế nó phả được dùng đúng y như từ thuần việt, đặt trong câu phải tuân thủ cú pháp VN

    từ tất nhiên, dĩ nhiên, đựơng nhiên mình thường hiêu theo nghĩa là: nó là một tiên đề luôn đúng, k cần chứng minh... và bản thân mấy từ đó đã thể hiện ra ý đó rồi nên có thể để nguyên hoặc thay thế. Còn từ tự nhiên thì phải phân theo văn cảnh mà xem xét, tự nhiên có thể hiểu theo nghĩa của mấy cây trên khi bàn luận về một vấn đề chắc chắn.... còn hiểu theo nghĩa gắn liền với thiên nhiên (cụm từ: thế giới tự nhiên, thiên nhiên tự nhiên, vật chất tự nhiên ....) thì gắn với ngữ cảnh khi đang miêu tả thiên nhiên, những cái do tạo hóa sinh ra mà con người chưa cải tạo ... vì thế dịch phải tùy thuộc vào khả năng phán xét của người dịch mới có thể xác định được nên đặt từ đó trong câu sao cho đúng nghãi đúng cấu trúc...


    còn vê tên các lọa bảo vật công pháp môn hộ.... thì nên để nguyên hán việt và nhớ viết hoa. bạn trên kia hỏi nên để là cửu trùng thiên hơn hay chín tầng hơn, the ý kiến của mình thì hãy để là cửu trùng thiên, bởi vì tác giả coi "trùng thiên" như là đơn vị đo cấp bậc cảnh giới giống như mấy đơn vị vật lý: j, w, m, km..... Sẽ có tác giả thích dùng là trùng thiên, tầng, ngưu lực, mã lực, .... cái này thì nên thống nhất trước khi dịch đi

    còn về tên địa danh như núi, sông, đất nước.... thì chúng ta nên lật lại một số bản dịch kinh điển của các tác phẩm kinh điển của các cụ như Phan Kế Bính (với siêu phẩm Tam Quốc) hay cụ Hàn Giang Nhạn (với các tác phẩm kiếm hiệp của Kim Dung)... sẽ thấy rất rõ ràng các cụ dùng những từ như: đường Hoa Dung, Hồ Động Đình, núi Nga Mi, núi Võ Đang... thay vì những cụm từ như Hoa Dung đạo, Động Đình Hô, Nga Mi Sơn, Võ Đang sơn... Tất nhiên cũng sẽ có những bạn hỏi rằng trong mấy bộ tr KD vẫn có Tung Sơn, Hoa Sơn, .... xin thưa Hoa Sơn, Tung Sơn... đều là danh từ riêng "Sơn" ở đây k có ý chỉ núi mà là tên của núi, vấn đề lại quay trở lại cách xác định từ của tác giả, và lại lập vòng.

    Nhân tiện đây mình cũng có lời muốn nói, cụ Hàn Giang Nhạn khi dịch truyện của KD thì vẫn hay dùng những từ như: huynh, đệ, ca, muội... nhưng xa hơn một chút cụ Phan kế Bình thì k như vậy cụ vẫn xưng anh, tôi, anh hai, anh ba... thiết nghĩ thì cách xưng hô thuần việt là đúng hơn, hãy đọc bài dưới đây để hiểu vì sao.


    http://petrotimes.vn/news/vn/hoc-gia...-thoi-xua.html


    Mấy ý kiến cá nhân, thân!

  7. The Following 2 Users Say Thank You to Sâm Tu For This Useful Post:

    Chí Thăng (18-10-2013), Fuyu (19-10-2013)

  8. #5
    Super Moderator
    Ngày tham gia
    Sep 2013
    Bài viết
    1,895
    Thanks
    1,079
    Thanked 626 Times in 480 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Sâm Tu Xem bài viết
    theo kinh nghiệm dịch dọt của mình, tổng kết lại thì sẽ có 3 trường hợp nên dùng từ Hán việt như sau:

    T1: Tên riêng;

    T2: Một số từ ngữ trang trọng hoặc hào hùng

    T3: không có nghĩa tương đương trong tiếng Việt hoặc việc diễn giải tường minh sẽ cho ra một cụm quá dài

    và tất nhiên từ thuần việt thực chất cũng là một từ thuộc hệ thống ngôn ngữ việt nam (từ hán việt được cấc tạo bằng bẳng chữ cái việt nên bọn tung cửa đâu có dùng từ hán việt), vì thế nó phả được dùng đúng y như từ thuần việt, đặt trong câu phải tuân thủ cú pháp VN

    từ tất nhiên, dĩ nhiên, đựơng nhiên mình thường hiêu theo nghĩa là: nó là một tiên đề luôn đúng, k cần chứng minh... và bản thân mấy từ đó đã thể hiện ra ý đó rồi nên có thể để nguyên hoặc thay thế. Còn từ tự nhiên thì phải phân theo văn cảnh mà xem xét, tự nhiên có thể hiểu theo nghĩa của mấy cây trên khi bàn luận về một vấn đề chắc chắn.... còn hiểu theo nghĩa gắn liền với thiên nhiên (cụm từ: thế giới tự nhiên, thiên nhiên tự nhiên, vật chất tự nhiên ....) thì gắn với ngữ cảnh khi đang miêu tả thiên nhiên, những cái do tạo hóa sinh ra mà con người chưa cải tạo ... vì thế dịch phải tùy thuộc vào khả năng phán xét của người dịch mới có thể xác định được nên đặt từ đó trong câu sao cho đúng nghãi đúng cấu trúc...


    còn vê tên các lọa bảo vật công pháp môn hộ.... thì nên để nguyên hán việt và nhớ viết hoa. bạn trên kia hỏi nên để là cửu trùng thiên hơn hay chín tầng hơn, the ý kiến của mình thì hãy để là cửu trùng thiên, bởi vì tác giả coi "trùng thiên" như là đơn vị đo cấp bậc cảnh giới giống như mấy đơn vị vật lý: j, w, m, km..... Sẽ có tác giả thích dùng là trùng thiên, tầng, ngưu lực, mã lực, .... cái này thì nên thống nhất trước khi dịch đi

    còn về tên địa danh như núi, sông, đất nước.... thì chúng ta nên lật lại một số bản dịch kinh điển của các tác phẩm kinh điển của các cụ như Phan Kế Bính (với siêu phẩm Tam Quốc) hay cụ Hàn Giang Nhạn (với các tác phẩm kiếm hiệp của Kim Dung)... sẽ thấy rất rõ ràng các cụ dùng những từ như: đường Hoa Dung, Hồ Động Đình, núi Nga Mi, núi Võ Đang... thay vì những cụm từ như Hoa Dung đạo, Động Đình Hô, Nga Mi Sơn, Võ Đang sơn... Tất nhiên cũng sẽ có những bạn hỏi rằng trong mấy bộ tr KD vẫn có Tung Sơn, Hoa Sơn, .... xin thưa Hoa Sơn, Tung Sơn... đều là danh từ riêng "Sơn" ở đây k có ý chỉ núi mà là tên của núi, vấn đề lại quay trở lại cách xác định từ của tác giả, và lại lập vòng.

    Nhân tiện đây mình cũng có lời muốn nói, cụ Hàn Giang Nhạn khi dịch truyện của KD thì vẫn hay dùng những từ như: huynh, đệ, ca, muội... nhưng xa hơn một chút cụ Phan kế Bình thì k như vậy cụ vẫn xưng anh, tôi, anh hai, anh ba... thiết nghĩ thì cách xưng hô thuần việt là đúng hơn, hãy đọc bài dưới đây để hiểu vì sao.


    http://petrotimes.vn/news/vn/hoc-gia...-thoi-xua.html


    Mấy ý kiến cá nhân, thân!
    Có ý kiến cá nhân là rất thích bạn khi dẫn link này. Hihi.

  9. #6
    Dịch Giả chenchen's Avatar
    Ngày tham gia
    Sep 2013
    Bài viết
    1,043
    Thanks
    22
    Thanked 2,240 Times in 971 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Sâm Tu Xem bài viết
    theo kinh nghiệm dịch dọt của mình, tổng kết lại thì sẽ có 3 trường hợp nên dùng từ Hán việt như sau:

    T1: Tên riêng;

    T2: Một số từ ngữ trang trọng hoặc hào hùng

    T3: không có nghĩa tương đương trong tiếng Việt hoặc việc diễn giải tường minh sẽ cho ra một cụm quá dài

    và tất nhiên từ thuần việt thực chất cũng là một từ thuộc hệ thống ngôn ngữ việt nam (từ hán việt được cấc tạo bằng bẳng chữ cái việt nên bọn tung cửa đâu có dùng từ hán việt), vì thế nó phả được dùng đúng y như từ thuần việt, đặt trong câu phải tuân thủ cú pháp VN

    từ tất nhiên, dĩ nhiên, đựơng nhiên mình thường hiêu theo nghĩa là: nó là một tiên đề luôn đúng, k cần chứng minh... và bản thân mấy từ đó đã thể hiện ra ý đó rồi nên có thể để nguyên hoặc thay thế. Còn từ tự nhiên thì phải phân theo văn cảnh mà xem xét, tự nhiên có thể hiểu theo nghĩa của mấy cây trên khi bàn luận về một vấn đề chắc chắn.... còn hiểu theo nghĩa gắn liền với thiên nhiên (cụm từ: thế giới tự nhiên, thiên nhiên tự nhiên, vật chất tự nhiên ....) thì gắn với ngữ cảnh khi đang miêu tả thiên nhiên, những cái do tạo hóa sinh ra mà con người chưa cải tạo ... vì thế dịch phải tùy thuộc vào khả năng phán xét của người dịch mới có thể xác định được nên đặt từ đó trong câu sao cho đúng nghãi đúng cấu trúc...


    còn vê tên các lọa bảo vật công pháp môn hộ.... thì nên để nguyên hán việt và nhớ viết hoa. bạn trên kia hỏi nên để là cửu trùng thiên hơn hay chín tầng hơn, the ý kiến của mình thì hãy để là cửu trùng thiên, bởi vì tác giả coi "trùng thiên" như là đơn vị đo cấp bậc cảnh giới giống như mấy đơn vị vật lý: j, w, m, km..... Sẽ có tác giả thích dùng là trùng thiên, tầng, ngưu lực, mã lực, .... cái này thì nên thống nhất trước khi dịch đi

    còn về tên địa danh như núi, sông, đất nước.... thì chúng ta nên lật lại một số bản dịch kinh điển của các tác phẩm kinh điển của các cụ như Phan Kế Bính (với siêu phẩm Tam Quốc) hay cụ Hàn Giang Nhạn (với các tác phẩm kiếm hiệp của Kim Dung)... sẽ thấy rất rõ ràng các cụ dùng những từ như: đường Hoa Dung, Hồ Động Đình, núi Nga Mi, núi Võ Đang... thay vì những cụm từ như Hoa Dung đạo, Động Đình Hô, Nga Mi Sơn, Võ Đang sơn... Tất nhiên cũng sẽ có những bạn hỏi rằng trong mấy bộ tr KD vẫn có Tung Sơn, Hoa Sơn, .... xin thưa Hoa Sơn, Tung Sơn... đều là danh từ riêng "Sơn" ở đây k có ý chỉ núi mà là tên của núi, vấn đề lại quay trở lại cách xác định từ của tác giả, và lại lập vòng.

    Nhân tiện đây mình cũng có lời muốn nói, cụ Hàn Giang Nhạn khi dịch truyện của KD thì vẫn hay dùng những từ như: huynh, đệ, ca, muội... nhưng xa hơn một chút cụ Phan kế Bình thì k như vậy cụ vẫn xưng anh, tôi, anh hai, anh ba... thiết nghĩ thì cách xưng hô thuần việt là đúng hơn, hãy đọc bài dưới đây để hiểu vì sao.


    http://petrotimes.vn/news/vn/hoc-gia...-thoi-xua.html


    Mấy ý kiến cá nhân, thân!
    Bản thân mình đồng ý với ý kiến của Sâm Tu. Theo mình (ý kiến cá nhân thôi), nên để nguyên là xxx trùng thiên, xxx cấp xxx phẩm, một là vì đọc lên nó cổ kính đúng chất tiên hiệp, kiếm hiệp, hai là những từ đó nó cũng không đến nỗi khó hiểu lắm, ba là nó thể hiện khả năng sáng tạo và dùng từ của tác giả.

    Khi dịch Linh Vực, mình luôn gặp phải vấn đề về các ngôi xưng hô. Nhiều khi rất muốn dùng chữ "tôi", nhưng hình như mấy truyện này mọi người thường dùng "ta", "ngươi" nên làm theo. Ví dụ như nhân vật chính mười mấy tuổi, khi nói chuyện với một người già, theo lối xưng hô lịch sự bình thường thì nên để "tôi", "ông", nhưng cho cái "tôi" vào thì lại sợ bị "hiện đại quá", lại ngậm lòng sửa thành "ta", "ông" trong khi thật sự là bản thân thấy nó... ngang ngang thế nào. Thêm một ví dụ nữa, như nữ giới thì hay dùng "nàng", nhưng tỉ dụ 2 người nam nữ mới gặp nhau, mà cũng xưng "nàng" "ta" thì thấy nó cũng không ổn (vì có dính líu tới màu sắc tình cảm), mà dùng "ngươi" dành cho nữ thì nghe lại thô, đành phải để thành "người". T_T

    Đúng thật là phải khi dịch giả dành tâm huyết vào bài dịch, mới phát hiện ra nhiều lỗi, nhiều điểm dịch khó, nhiều cục xương trong quá trình dịch, và mới đưa ra những ý kiến đầy tính xây dựng như mọi người.

  10. The Following User Says Thank You to chenchen For This Useful Post:

    Fuyu (19-10-2013)

  11. #7
    Sâm Tu
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi chenchen Xem bài viết
    Bản thân mình đồng ý với ý kiến của Sâm Tu. Theo mình (ý kiến cá nhân thôi), nên để nguyên là xxx trùng thiên, xxx cấp xxx phẩm, một là vì đọc lên nó cổ kính đúng chất tiên hiệp, kiếm hiệp, hai là những từ đó nó cũng không đến nỗi khó hiểu lắm, ba là nó thể hiện khả năng sáng tạo và dùng từ của tác giả.

    Khi dịch Linh Vực, mình luôn gặp phải vấn đề về các ngôi xưng hô. Nhiều khi rất muốn dùng chữ "tôi", nhưng hình như mấy truyện này mọi người thường dùng "ta", "ngươi" nên làm theo. Ví dụ như nhân vật chính mười mấy tuổi, khi nói chuyện với một người già, theo lối xưng hô lịch sự bình thường thì nên để "tôi", "ông", nhưng cho cái "tôi" vào thì lại sợ bị "hiện đại quá", lại ngậm lòng sửa thành "ta", "ông" trong khi thật sự là bản thân thấy nó... ngang ngang thế nào. Thêm một ví dụ nữa, như nữ giới thì hay dùng "nàng", nhưng tỉ dụ 2 người nam nữ mới gặp nhau, mà cũng xưng "nàng" "ta" thì thấy nó cũng không ổn (vì có dính líu tới màu sắc tình cảm), mà dùng "ngươi" dành cho nữ thì nghe lại thô, đành phải để thành "người". T_T

    Đúng thật là phải khi dịch giả dành tâm huyết vào bài dịch, mới phát hiện ra nhiều lỗi, nhiều điểm dịch khó, nhiều cục xương trong quá trình dịch, và mới đưa ra những ý kiến đầy tính xây dựng như mọi người.
    các đại từ nhân xưng như ta tôi tao tau, ngươi, mày, mi.. nên dùng biến hóa trong các ngữ cảnh khác nhau, ví như lúc bực mình k thể để: "tôi sẽ băm thây cậu" hay lúc vợ chồng thủ thỉ thì k thể "ta muốn xybz ngươi "...

    tốt nhất là k nên ràng buộc quá

  12. #8
    Dịch Giả
    Ngày tham gia
    Sep 2013
    Bài viết
    913
    Thanks
    15
    Thanked 2,288 Times in 808 Posts
    Lão làng TTV như anh thì cũng bốc...
    Nếu cẩn thận như thế thì biên bộ đó đi
    Vấn đề xưng hô trong tiên hiệp và huyền ảo không phải một vấn đề quan trọng

  13. #9
    Sâm Tu
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi Giang Sịt Xem bài viết
    Lão làng TTV như anh thì cũng bốc...
    Nếu cẩn thận như thế thì biên bộ đó đi
    Vấn đề xưng hô trong tiên hiệp và huyền ảo không phải một vấn đề quan trọng

    thế theo chú vấn đề nào quan trọng

  14. #10
    VIP
    Ngày tham gia
    Jul 2014
    Bài viết
    5
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 4 Posts
    Tôi cũng đã có hơn 50 năm đọc chuyện kiếm hiệp ( sau này thì là tiên hiệp), có thể coi như chưa có quyễn kiếm hiệp có giá trị nào mà chưa từng đọc qua. Tôi rất mến tài dịch thuật của Hàn Giang Nhạn qua những tác phẩm bất hũ của Kim Dung, nên vẫn nghĩ rằng chưa có ai qua được Hàn gia về dịch thuật. Thiễn nghĩ nếu mình đã có một nền tãng vững chắc như thế thì mình cứ thế mà tiếp tục.

  15. The Following User Says Thank You to toothy beaver For This Useful Post:

    Chí Thăng (24-08-2014)

+ Trả lời Chủ đề
Trang 1 của 14 1 2 3 11 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình